5 CHUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG - Sưu Tầm

 .

.

1. Âm Khanh và người hầu rượu

Vào một ngày lạnh giá, nhà thơ Nam Triều tên là Âm Khanh và bạn bè của ông đang uống rượu, ông đã đưa cho người hầu bên cạnh một ít thức ăn và rượu, bạn bè cười nhạo ông làm như thế là không hợp lễ nghĩa.

Âm Khanh lại nói rằng: "Chúng ta uống rượu cả ngày nhưng người hầu rượu lại không biết mùi rượu, như vậy mới không hợp lẽ thường."

Sau đó, tướng quân Nam triều là Hầu Cảnh đứng lên làm phản, Âm Khanh bị bắt giữ, cái chết đang gần trong gang tấc nhưng đột nhiên có một người lạ cứu ông ra ngoài, người này chính là người hầu rượu lúc trước.

Nhân - quả thần kỳ như vậy đấy.

 

2. Nhà sư và người ăn xin

Một nhà sư xuống núi và gặp một người ăn xin, ông muốn mang thức ăn của mình cho người ăn xin ăn. Có người khuyên rằng: "Sư phụ đừng giúp hắn, chúng tôi ở đây ai cũng biết hắn chuyên đi lừa người khác."

Nhà sư cười nói: "Tôi tích đức cho tôi, anh ta tích ác cho mình, thiện có thiện báo, ác có ác báo."

Tôi đối xử với người khác như thế nào là đạo hành của tôi; họ đối xử với người khác như thế nào là nhân quả của họ. Thị phi thiện ác, thời gian sẽ trả trả lời tất cả.

Trong cuộc sống, có những người bày mưu tính kế thắng được nhất thời, nhưng cuối cùng lại trắng tay mất tất cả; có những người vui vẻ làm việc thiện lại luôn  khổ tận cam lai, bình an sống hết một đời.

Số phận của bạn nằm trong tay của chính bạn, bạn gieo nhân gì thì sẽ nhận được quả đấy, làm nhiều việc thiện, cuối cùng sẽ nhận được báo đáp.

 

3. Kinh doanh khách sạn

Ông Vương và ông Mã, một người thì nhanh mồm nhanh miệng có đầu óc, một người thì thật thà, cố chấp, bảo thủ. Hai người đều kinh doanh khách sạn, ông Vương có mối quan hệ rộng, làm ăn vô cùng phát đạt; nhà ông Mã làm ăn bình bình, khách quen cũng rất nhiều.

Trong những năm gần đây, các loại chi phí cũng dần tăng cao, hai người ai cũng đau đầu vì việc làm ăn buôn bán.

Có danh tiếng và lưu lượng khách hàng đáng kể nên ông Vương đã nghĩ đến một cách làm không chính đáng, đó là nhập hàng kém chất lượng hơn về dùng cho khách sạn của mình. Việc làm này trong phút chốc đã khiến lợi nhuận liền tăng lên gấp nhiều lần. Còn ông Mã vẫn tuân thủ làm theo chữ tín như trước, đảm bảo vật liệu và chất lượng, làm ăn tương đối vất vả.

Có một lần, có một vị khách đến khách sạn của ông Vương, người khách này chọn con cá lớn nhất nhưng ông Vương lại bí mật đổi một con cá đã chết, nhỏ hơn một chút và cho vào nồi.

Không ngờ khách hàng này lại là một chuyên gia ăn cá, nói rằng con cá mà mình chọn không có đôi mắt như thế này và đứng dậy nói rằng sẽ không tha thứ cho việc làm của ông Vương, đồng thời còn gọi điện thoại tố cáo vụ việc này.

Cuối cùng, khách sạn của ông Vương bị yêu cầu điều tra, danh tiếng của khách sạn tụt dốc không phanh, hào quang trước đây bỗng chốc biến mất.

Khách sạn của ông Mã dù làm ăn vẫn vất vả nhưng khách quen vẫn tìm đến, khách sạn ngày một đông không còn phòng trống.

Có thể thấy rằng, ai ai cũng phải chịu trách nhiệm với tất cả hành vi của mình, làm việc đúng với lương tâm mới là cách sống tốt nhất.

Có câu tục ngữ: Người đang làm, trời đang nhìn, người làm việc ác, trời sẽ trách phạt.

Mỗi lời nói cử chỉ của chúng ta đều có người nhìn thấy, mỗi hành động của chúng ta đều sẽ trở thành cơ sở để người khác đánh giá chúng ta.

 

4. Quả báo đến ngay lập tức

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Ngô Quân và xưởng trưởng (đồng thời là bí thư chi bộ) của nhà máy đã cùng hai doanh nhân Hoa kiều đến thăm chùa Dũng Tuyền ở Cổ Sơn, Phúc Châu.

Trong chùa khói hương nghi ngút, những thiện nam tín nữ đang chắp tay quỳ bái, tất cả đều mang vẻ mặt thành kính.

Xưởng trưởng tỏ ra khá khó chịu với cảnh tượng này nên đã nói mấy câu khó nghe, thiếu tôn trọng với mấy pho tượng Phật lớn trong chùa, nói xong liền bước ra khỏi ngưỡng cửa.

Chỉ vừa mới bước chân ra ngoài, đã nghe thấy tiếng anh ta la toáng lên "á". Xưởng trưởng ngã sõng soài trên mặt đất, tay phải chống cằm rên rỉ vì cú ngã đã làm anh ta lệch hàm.

Kể từ đó vị xưởng trưởng này rất kính sợ thần linh, khắc cốt ghi tâm bài học ngày hôm đó, không còn dám ăn nói linh tinh trước mặt thần phật nữa.

Bản thân ông đã cũng đặt hàng trăm dấu hỏi về vấn đề này nhưng cuối cùng cũng chẳng hiểu tại sao.

 

5. Giấc mơ của Vương Hằng

Vào năm Hoằng Trị thứ 2 thời nhà Minh (tức năm 1489 sau công nguyên), cậu tú tài Vương Hằng đến Thường Châu (Giang Tô) để tham gia kỳ thi Lễ.

Lúc bấy giờ, có một quan khảo thí đã cố tình gian lận nhằm tư lợi cá nhân, vì thế ông ta đã lén lút bán đề thi, vì muốn bán nhanh nên ông ta bán giá rất thấp.

Lúc này, bạn học của Vương Hằng tên Hề Thuần đến tìm Vương Hằng bàn bạc và ngỏ ý muốn rủ cậu tú tài này cùng mua đề thi, như vậy thì vừa có thể học thuộc trước văn thơ, chuẩn bị trước tài liệu để trong lúc thi cử có thể gian lận quay cóp bài. Lúc đó, việc mua đề thi gần như đã được quyết định.

Rồi đến một đêm nọ, Vương Hằng bỗng mơ thấy mình thi được xếp hạng thứ 11, nhưng lúc ấy đột nhiên cha ruột qua đời, tiếp đó cả vợ và bố vợ cũng lần lượt chết đi, không lâu sau bản thân mình cũng đi thêm bước nữa.

Sau khi tỉnh dậy, anh cảm thấy giấc mơ này quá kỳ lạ, e rằng cũng chẳng phải điềm lành, bèn mượn cớ bản thân còn non trẻ, tài hèn học ít, không muốn có được cơ hội làm quan quá sớm nên liền khước từ chuyện mua lại đề thi.

Hề Thuần nghe vậy thì tức giận nói: "Cậu đúng là đồ không có phúc khí, một mình tôi tự mua đề thi vậy!"

Thế là Hề Thuần bỏ ra 10 lượng vàng để mua lại đề thi, kết quả giành được thứ hạng 11 trong kỳ thi, giống y như thứ hạng trong giấc mơ của Vương Hằng.

Vương Hằng cảm thấy chuyện này thật không bình thường, lo lắng Hề Thuần sẽ gặp phải điềm xấu.

Quả thật, không lâu sau, cha đẻ, vợ và cha vợ của Hề Thuần đều lần lượt qua đời, một thời gian sau Hề Thuần cũng đi thêm bước nữa.

Vương Hằng kinh ngạc không thôi, bèn kể lại câu câu chuyện trong giấc mơ cho mọi người, thảng thốt nói: "Nếu như năm đó tôi cũng tham gia vào vụ mua đề thi kia, vậy thì hôm nay tôi chắc chắn cũng có kết cục như vậy!"


Nhận xét

Bài đăng phổ biến