ÔNG HOÀNG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU AI DÈ LÀ TRÙM ĐẠO VĂN - Tác giả Trần Xuân


ÔNG HOÀNG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU AI DÈ LÀ TRÙM ĐẠO VĂN
- Tác giả: Trần Xuân -
Trừ ngày nhỏ đầu óc non dại, khi trưởng thành tôi không ưa thơ Xuân Diệu nữa vì rậm lời, nghèo ý, thậm chí không có ý ; chữ nghĩa bóng bẩy ẻo lả nhưng giả tạo, trống rỗng, rườm rà. Nhưng khoan bàn chuyện này mà hãy nói đến chuyện ông ta có tính tắt mắt hay thuổng thơ người khác.
Có một số bài thơ Xuân Diệu được người đời khen hay là nhờ trong đó có những câu xuất thần làm nổi bật chủ đề tư tưởng, tỏa sáng toàn bài, nhưng không phải ai cũng biết chính những câu thơ kỳ diệu ấy lại là sản phẩm của người khác! Ngày ấy là buổi giao thời Nho học Tây học ; lớp trí thức cũ chỉ giỏi chữ Hán, Xuân Diệu nắm được thóp liền phóng tay đạo thoải mái thơ văn của Pháp vì tin rằng không ai đủ trình độ phát hiện. Xin nêu mấy dẫn chứng:
1_ Xuân Diệu có bài thơ YÊU 3 khổ, 13 dòng, câu đầu và câu cuối là :
YÊU LÀ CHẾT Ở TRONG LÒNG MỘT ÍT.
Đó là câu thơ lấy cắp của nhà thơ Pháp Edmond Haraucourt (1856-
1941)cũng in ở đầu và cuối trong bài thơ 3 khổ Rondel de l'adieu =
KHÚC LY BIỆT, nguyên văn :
Partir c'est mourir un peu.
Dịch sát là:
ĐI LÀ CHẾT (Ở TRONG LÒNG)MỘT ÍT.
2_ Trong bài GIỤC GIÃ, Xuân Diệu mở đầu và kết thúc bằng 2 câu :
MAU VỚI CHỨ VỘI VÀNG LÊN VỚI CHỨ
EM, EM ƠI, TÌNH NON ĐÃ GIÀ RỒI.
Thực chất Xuân Diệu đã xơi gọn câu thơ của Alfred de Musset
(1810-1857)nói về George Sand :
Dépêche-toi, George, notre amour est vieux.
Dịch sát là:
MAU LÊN EM, GEORGE, TÌNH YÊU ĐÔI TA ĐÃ GIÀ RỒI.
3_ Trong bài ĐÂY MÙA THU TỚI của Xuân Diệu có câu :
HƠN MỘT LOÀI HOA ĐÃ RỤNG CÀNH.
Đem đối chiếu thì thấy ông ta đạo nguyên xi ở câu thơ Pháp :
Plus d'une espèce de fleurs a quitté les branches.
Dịch sát là:
HƠN MỘT LOÀI HOA ĐÃ LÌA CÀNH.
Và còn nhiều nữa, sợ bài dài nên dừng ở đây.
*** **
Nhờ những câu thơ ướt át bóng bẩy lại được trang điểm bằng cách cóp nhặt những tinh hoa văn hóa của người khác, cộng với trình độ thưởng thức dễ dãi của công chúng, Xuân Diệu vụt nổi tiếng. Người ta tâng bốc ông là "Nhà thơ lớn Việt Nam","Ông Hoàng thơ tình".Sau khi ông chết lại được lấy tên đặt cho một đường phố Thủ đô rộng dài, thơ mộng. Thật là tột đỉnh vinh quang!
Đời nhiều trò hề lắm, cố sống mà xem!!!

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến